Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình từ bệnh cao huyết áp
Rối loạn tiền đình do cao huyết áp thường gặp ở người trưởng thành, nữ giới. Người bị rối loạn tiền đinh có nguy cơ bị đột quỵ cao. Do đó, có thể nói rối loạn tiền đình do cao huyết áp – kẻ sát thủ thầm lặng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
Khi bị bệnh cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến tim, não, thận và các mạch máu. Tăng huyết áp làm hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp các mạch máu, trong đó có các mạch máu dẫn đến não. Do đó, nó gây ra hiện tượng thiếu máu não, gây chóng mặt, choáng, đau đầu, buồn nôn. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình.
>>>Xem thêm:
1. Những biểu hiện của bệnh cao huyết áp
2. Cao huyết áp có dẫn đến bệnh gì không?
Rối loạn tiền đình là một triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, buồn nôn, ù tai,… Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát nên rất nguy hiểm khi người bệnh không có người chăm sóc bên cạnh.
Rối loạn tiền đình là triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
Chóng mặt là biểu hiện rõ nhất của bệnh rối loạn tiền đình do cao huyết áp. Chóng mặt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, nhưng nếu thấy biểu hiện chóng mặt kèm theo những cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm thấy lảo đảo muốn ngã,… thì đó là dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
Đây là căn bệnh nguy hiểm và kéo dài, do đó, điều quan trọng là người bệnh phải chủ động phòng tránh tái phát. Thường xuyên đo, kiểm soát huyết áp ở mức ổn định dưới 120mmHg. Khi có dấu hiệu của rối loạn tiền đình cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị triệu chứng. Thường xuyên tập thể dục năng cao sức khỏe.
Thường xuyên luyện tập và ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Khi bị rối loạn tiền đình do bệnh cao huyết áp, người bệnh cần nằm nghỉ (nên chọn tư thế nằm phù hợp) tránh thay đổi tư thế và tránh ánh nắng sang chói (ánh sáng mặt trời, ánh đèn). Người bị rối loạn tiền đình do cao huyết áp không nên lao động quá sức, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều muối, thức ăn nhanh, thay vào đó là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh tiếp xúc, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá). Tinh thần luôn thoái mái, tránh lo nghĩ, căng thẳng, hốt hoảng,... Cần thường xuyên đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ.